Thực
tế trong nghiên cứu âm nhạc cổ Việt Nam hiện nay, tiêu chí
phân loại hệ thống dân ca nhạc cổ chưa hoàn toàn thống nhất.
Khi gọi là âm nhạc dân gian bên cạnh âm nhạc cổ truyền các
tác giả có thói quen muốn thông tin Dân gian là bộ phận dân
ca dân nhạc do nhân dân sáng tạo và lưu truyền dưới hình
thức truyền khẩu (phi văn bản), còn Cổ truyền lại nổi lên
tiêu chí hành nghề (chuyên nghiệp), có bài bản và phần nào
đó có văn bản; Đôi khi lại dùng Dân gian và Bác học như kiểu
văn chương bình dân và văn chương bác học thành văn…Thực
chất cả hai bộ phận này đều là âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
Vì vậy, qua thực tế sưu tầm,
sưu tập dân ca dân nhạc các vùng miền tiêu biếu để phục vụ
cho nghiên cứu, giảng dạy, tôi quyết định sử dụng tên tiêu
đề là Âm nhạc cổ truyền Việt Nam để phân loại và tiện sắp
xếp các dữ liệu vào hai thư mục lớn là: Cổ truyền dân gian
và Cổ truyền chuyên nghiệp. Cổ truyền dân gian là
toàn bộ thể loại nhạc hát (dân ca), nhạc đàn (dân nhạc) do
các tộc người sinh sống trên đât nước Việt Nam sáng tạo và
lưu truyền dưới hình thức truyền khẩu nhưng không kiếm sống
bằng nghề ca hát; Cổ truyền chuyên nghiệp
gồm các thể loại dân ca dân nhạc nhưng mang tính chuyên
nghiệp (tiêu chí hành nghề) có bài bản và một phần nào đó có
văn bản như Ca trù, Ca Huế, Đờn
ca tài tử Nam bộ, nhạc Cung đình và kể cả hát Xẩm...
Tài
liệu được sắp xếp vào các mục chính
sau: |
|