Ca
Huế (Ca nhạc Huế) Lúc đầu chỉ là thể loại ca nhạc thính
phòng, hình thành đầu thế kỷ XIX dưới triều các vua Nguyễn,
phục vụ trong cung đình. Đời vua Tự Đức (1848 - 1883) ca
nhạc Huế phát triển đến đỉnh cao, được truyền bá rộng trong
dân gian, được nhân dân bổ sung những điệu Hò, điệu Lý... Ca
nhạc Huế từ đó được sân khấu hoá như các loại hình sân khấu
khác. Thưởng thức ca nhạc Huế, người nghe
cảm nhận được sự đan xen nhuần nhuyễn giữa dòng ca nhạc cung đình và dân
ca miền Trung.
Theo nguồn sử liệu khác,thì
tên gọi ca Huế xuất hiện từ năm 1687, khi chúa Nguyễn
Phúc Tần chọn vùng Thừa Thiên làm kinh đô Huế. Nghệ thuật
trong ca Huế vừa nhẹ nhàng vừa trau chuốt lại pha một chút
phong lưu đài các. Khởi thủy, ca Huế vốn dựa trên một số bài
tế nhạc trong cung đình và một số sáng tác mới của các ông
hoàng bà chúa, được thể hiện ở hệ nhạc khí dùng để đệm và
diễn tấu, gồm có song tấu (đàn nguyệt-đàn tranh) và tam tấu
(đàn nguyệt-đàn tranh và đàn tỳ bà) hay ngũ tuyệt (đàn
nguyệt, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn tam thập lục và đàn bầu).
Đại bộ phận nhạc khí dùng trong ca nhạc Huế là nhạc cụ dây,
mà nổi hơn hết là đàn tranh. “Ca Huế luôn luôn phải có ca.
Người biểu diễn vừa ngồi ca vừa gõ hai miếng gỗ (gọi là cái
sanh) vào nhau. Bài bản trong ca Huế được chia theo hai hệ
thống thang âm điệu thức; một là điệu Bắc (dạo khách) dùng
cho những bản vui tươi, có khi trang nghiêm và một loại là
điệu Nam có âm điệu buồn man mác. Nhưng khác với các loại ca
nhạc miền Bắc mà phần lớn bắt đầu từ ca khúc không có nhạc
khí đệm, ở ca Huế hai yếu tố thanh nhạc và khí nhạc phát
triển đồng đều” (GS Trần Văn Khê).
|