Các vùng Văn hóa
   Vùng miền - Thể loại

* Dân ca Đồng bằng Bắc Bộ

* Hát Xoan và các loại khác

* Hát Quan họ

* Dân ca miền núi phía Bắc

* Dân ca các dân tộc Trường Sơn Tây Nguyên

* Dân ca Bắc Trung Bộ

* Dân ca Nam Trung Bộ

* Dân ca Nam Bộ

* Ca nhạc Tài tử

* Hò sông Mã

* Ví Dặm Dân ca Nghệ Tĩnh

* Dân ca Chăm

* Hát Sắc bùa Quảng Ngãi

*  Ca Trù - Hát Ả Đào

Tháng Tư 21, 2021

DÂN CA ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

HÁT RU BẮC BỘ

 

Hát ru là thể hát dân gian có mặt hầu hết ở mọi tộc người, đó là một trong những giai điệu âm nhạc đầu tiên mà con người được nghe trong khởi điểm vòng đời của mình.

Như mọi miền đất khác trên thế giới, dân tộc nào cũng có loại hình văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại: huyền thoại, huyền tích, tục ngữ, câu đố, truyện tiếu lâm, tuồng, hài, ca dao, hò, vè... mà trong đó hát ru, hay còn gọi là hò ru con (ru em) là hình thức diễn xướng mà bất cứ ở làng quê nào trên dải đất Việt Nam cũng có.

Hát ru có nét giống nhau là thường dùng thể thơ lục bát, lục bát biến thể với làn điệu nhẹ nhàng, lời ca thường đệm thêm nhiều tiếng không có nghĩa xác định. Chỗ khác nhau là về trường độ, cao độ, về sắc thái âm điệu, tiếng đệm... Hát ru có một giá trị nhất định trong kho tàng văn chương bình dân của đất nước Việt Nam mà lực lượng thể hiện là phụ nữ Việt Nam qua nhiều năm tháng.

Hát ru là hình thức diễn xướng quen thuộc của quê hương, được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhằm biểu hiện những trạng thái tình cảm của người phụ nữ mà tuổi thơ là đối tượng trực tiếp được hưởng thụ, thưởng thức những giai điệu ngọt ngào, đằm thắm, chan chứa niềm tin.

 Dân ca Dân nhạc Dân vũ các dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế
   

NEWS

TIN NHANH - TIN MỚI

 

Đầu trang

 

 

©  âm nhạc cổ truyền Việt Nam

 - Email: vinphuc@gmail.com -  Design by vinhphucnet

Free Web Hosting