Tác giả: Bùi Ngọc Phúc
(Chủ biên) &
Hoàng Đình Phương - Phan Thị Thi Thơ - Trần Lê Khánh Hào
NXB Mỹ Thuật - 2016
- Văn
hóa nghệ thuât dân tộc Chăm là một thành phần quan trọng trong tổng
thể văn hóa Việt Nam. Quá trình bản địa hóa văn hóa nghệ thuật của
người Chăm đã tạo nên một thành tố quan trọng, đặc trưng trong bản
sắc văn hóa Việt, ít nhất là từ khu vực Trung trung Bộ đến Nam trung
Bộ.
-
Trong lĩnh vực âm nhạc, so với các tộc ít người khác trong đại gia
đình 54 dân tộc Việt Nam, thì tộc người Chăm đã hình thành một nền
âm nhạc truyền thống lâu đời với đầy đủ cả hai dòng: Cổ truyền dân
gian và Cổ truyền chuyên nghiệp, gồm dân ca, dân nhạc, dân vũ, âm
nhạc nghi lễ tín ngưỡng và âm nhạc cung đình.
Mục tiêu của đề tài là khảo sát tổng thể, sưu
tầm và nghiên cứu các hình thái và phương thức diễn xướng của âm
nhạc cổ truyền của người Chăm để bảo lưu, giới thiệu một di sản văn
hóa âm nhạc đặc trưng thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Khảo cứu
giới hạn trong tộc người Chăm Ninh Thuận, vì ở đây số
người Chăm chiếm gần 50% trong tổng số người Chăm ở Việt Nam và
thuộc kinh đô Panduranga của Vương quốc Chăm cổ... |