Sinh hoạt văn hoá Quan họ
của liền anh, liền chị xứ Kinh Bắc có nhiều hình thức tổ
chức khác nhau. Cuộc hát Quan họ được xem là Canh hát chính
thống thường phải tuân thủ đủ trình tự các chặng: lề lối,
giọng vặt và giã bạn.
Trong ba chặng hát: Lề lối, Giọng vặt, Giã bạn – mỗi giai đoạn đều
có những biểu hiện khác biệt ở phần nội dung cũng như hình
thức cấu trúc bài bản. Lề lối là các bài Quan họ cổ, thường
được hát ở nhịp độ chậm, bài bản có nhiều tiếng đệm, lời phụ.
Người hát những bài Quan họ Lề lối phải biết kỹ thuật hát
vang, rền, nền, nảy, ngắt, rớt mới có thể thực hiện tốt và
“đúng chất” Quan họ. Giọng vặt có số lượng bài bản phong phú,
nội dung văn học cũng như ngôn ngữ âm nhạc có sức hấp dẫn
nhiều đối tượng thưởng thức âm nhạc trong và ngoài nước.
HÁT CANH MỘT TRONG NHỮNG LỀ LỐI HÁT QUAN HỌ

Nhiều nơi kiêng chữ hát, nên canh hát còn được gọi là
canh ca; chẳng hạn: ca một canh. Một canh hát Quan họ đúng
lề lối xưa thường diễn ra vào mùa xuân hoặc mùa thu, mùa của
hội chùa, hội đình làng vào đám, giữa những nhóm Quan họ nam
và nữ mới nhau đến nhà "ca một canh cho vui bàu vui bạn, vui
xóm, vui làng, cầu may, cầu phúc".
Canh hát thường được giữ đúng các lề lối như Quan họ đã định
ra và thường kéo dài từ 7, 8 giờ tối đến 2, 3 giờ sáng. Ðôi
khi, hội làng mở nhiều ngày, cũng có những canh hát kéo dài
2, 3 ngày đêm. Trình tự một canh hát đúng lề lối có thể chia
thành 3 chặng. Trong chặng đầu tiên, sau những nghi thức
giao tiếp giữa Quan họ khách và Quan họ chủ, thường là bên
nam, bên nữ, Quan họ đi vào
CHẶNG HÁT ĐẦU TIÊN
. Ở chặng hát này, người ta hát những giọng cổ cũng gọi là
giọng lề lối. Truyền rằng xưa Quan họ có đến 36 giọng cổ đã
được ghi nhận trong một bài văn vần theo thể lục bát về tên
các giọng. Nhưng cho đến trước tháng 8-1945 thì chặng hát
này thường chỉ hát chừng 5, 6 giọng:
Hừ la, La rằng, Ðương bạn (Bạn lan), Tình tang, Cây gạo, Cái ả...
Các giọng cổ thường mang âm điệu cổ kính, chậm rãi, rền, nẩy,
nhiều tiếng đệm lót, mang nhiều dấu hiệu đặc trưng của ca
hát Quan họ truyền thống. Vai trò của giọng
LA RẰNG
đặc biệt quan trọng trong việc chi phối nghệ thuật ca hát ấy,
cả hai bên sớm đi vào sự ăn nhập về cao độ, trường độ về sự
vang, rền, nền, nẩy...
của nghệ thuật ca hát. Có khi hai bên hát
đến hàng mười giọng khác nhau rồi mà âm thanh ca hát vẫn cứ
chênh vênh, hụt hơi, với (cao) hoặc sỉn (thấp)...thì các bậc
bề trên của Quan họ ngồi nghe thường nhắc: "Bắt lại La rằng
một lần nữa đi, không thì lại chênh vênh đến sáng". Hầu hết
người Quan họ đều cho rằng
không ca được bài Là rằng cho vang, rền, nền, nẩy thì đừng
nói chuyện ca Quan họ
. Chặng ca những bài cổ là chặng bắt buộc, được duy trì
rất nghiêm, có thể coi là tiêu chuẩn để đánh giá sự nghiêm
chỉnh, đúng lề lối Quan họ. Không làm như vậy sẽ bị chê cười.
Chặng giữa tiếp theo sau chặng hát những bài giọng cổ như
trên. Lúc này, Quan họ hát sang những bài thuộc hệ thống mà
người Quan họ gọi là
GIỌNG VẶT
. Tuyệt đại bộ phận trong hệ thống bài ca quan họ còn sưu
tập được đến hôm nay là Giọng vặt, trong đó bao gồm nhiều
những bài mà hôm nay coi là những ca khúc dân gian mẫu mực ở
trình độ nghệ thuật hoà hợp thơ ca và âm nhạc. Vào chặng ca
giọng vặt, không phải ca theo một trình tự bắt buộc theo thứ
tự tên các bài ca. Nhưng cũng do tập truyền lâu đời, về đại
quát, các canh hát cũng có những trình tự không khác nhau
nhiều. Trình tự này đã được người Quan họ chỉ rõ bằng một
câu nói quen thuộc, cửa miệng:
"Quan họ càng về khuya càng bổng, càng trầm, càng mặn nồng tình
nghĩa."
Nhờ vậy, canh càng về khuya những bài hát thiết tha gắn bó, về nỗi
nhớ, niềm thương, đôi khi, kể cả những nỗi trăn trở về cuộc
đời, về số phận con người...càng được người Quan họ hát, ca,
đối, đáp, khiến canh hát, nói như cách nói hôm nay, càng đẩy
tới cao trào của tình cảm và sự tài hoa, bay lượn, luyến láy
của nghệ thuật ca hát. Người Quan họ như tỉnh, như say trong
tình bạn, tình yêu, tình người trong chặng ca này.
CHẶNG CUỐI
thường diễn ra vào khoảng 12 giờ đêm, 1 giờ sáng, có thể
cuối hoặc gần cuối chặng hát giữa, có lúc người Quan họ mời
nhau xơi tiệc mặn và tiệc ngọt có nơi uống rượu, có nơi
không. Nếu nơi có uống rượu thì Quan họ chủ thường nâng chén
rượu hát bài ca chuốc rượu để mời bạn:
Đôi Tay nâng chén rượu đào
Đổ đi thì tiếc uống vào thời say.
Tay nâng đĩa muối, đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau...
Xong bữa tiệc và tuần trầu, nước, Quan họ cũng có thể hát
đối đáp thêm một số câu nữa rồi chuyển sang ca những bài ca
giọng vặt và
GIÃ TỪ BẠN
, cũng tức là chuyển sang chặng cuối của canh hát. Mở đầu
chặng hát này thường là Quan họ khách bắt đầu ca một câu giã
bạn tỏ ý xin tạm biệt ra về, và, để đối lại (không buộc phải
theo lệ đối giọng) Quan họ chủ cũng ca bài giã bạn nhưng
mang ý níu giữ khách. Những bài ca giã bạn được cất lên vào
lúc giã hội hoặc vào khi tàn một canh hát, khoảng 2, 3 giờ
sáng, trong tâm trạng quyến luyến, bịn rịn, nuối tiếc không
nguôi...nên tình, ý, giai điệu, âm thanh bài ca rất xúc động
lòng người. Những bài ca giã bạn quen thuộc và nổi tiếng còn
lưu hành vẫn là các bài:
Người ở đừng về, Tạm biệt từ đây, chia rẽ đôi nơi, Kẻ bắc
người nam, con nhên giăng mùng, Ai xuôi về, Rẽ phượng chia
loan, Nhớ mãi không nguôi, Đêm qua nhớ bạn...
...Tiếp theo là cuộc tiễn đưa nhiều lưu luyến và Quan họ hẹn
rằng
"...đến hẹn lại lên"...
Tham khảo: -
Nghiên cứu hát Quan họ qua báo chí nửa sau TK 20
-
Vĩnh Phúc. Hát Quan họ qua báo chí hậu bán TK XX
Vừa qua, tháng 10. 2009 cùng với Ca trù, hát Quan họ được
UNESCO công nhận là
"Di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại".
 |
Cùng với các nghệ sĩ Nhà hát dân ca
Quan họ Bắc Ninh 2016
Danh
mục
hát
Quan họ trong
trang này gồm 60 bài
được các nghệ nhân Quan họ Bắc Ninh hát theo cách hát truyền thống xưa - không nhạc
cụ đệm, được thu âm trong những năm 60 của TK 20, cùng một
số videoclip có dàn nhạc đệm đang đang phổ
biến hiện nay. Mời nghe tất cả tại:
|
|