Nhạc
lễ (cung đình) là một loại thể của Âm nhạc cung
đình, bao gồm toàn bộ loại nhạc nghi thức và tế
lễ của triều đình. Trong quá khứ, theo một số tư
liệu rất ít ỏi còn lại, có lúc, đã được các sử
gia phong kiến gọi chung là Nhã nhạc.
Do đặc điểm lịch sử các triều đại phong kiến
Việt Nam, nên quá trình phát triển của âm nhạc
cung đình nói chung, Nhã nhạc Việt Nam nói riêng
khá phức tạp. Nhưng khó khăn lớn nhất, như y
kiến của Gs Tô Ngọc Thanh: “do thiếu tư liệu nên
không thể nhìn sâu vào quá khứ hơn những gì đã
tồn tại trong hơn một trăm năm của triều Nguyễn,
đặc biệt là về âm nhạc”..., nhưng sau khi so
sánh, đối chiếu giữa các nước có Nhã nhạc như
Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam, Gs
đã có nhận xét: “Nhã nhạc được hiểu như toàn
bộ âm nhạc cung đình chính thống của các
triều đại phong kiến của cả bốn nước...Chức
năng chung của Nhã nhạc là loại nhạc lễ và nghi
thức (ritual and ceremonial music) của cung
đình (Tô Ngọc Thanh)
Trong suốt thời kỳ triều Nguyễn trị vì (1802 -
1954), có thể nói, nhạc lễ cung đình đã được
phục hưng và phát triển rực rỡ chưa từng thấy
trong lịch sử âm nhạc cung đình của các triều
đại phong kiến Việt Nam. Mặc dù chỉ là sự
tiếp
nối, kế thừa âm nhạc cung đình triều Lê, nhưng
triều Nguyễn đã hoàn thiện và phát sinh, phát
triển thêm nhiều loại thể mới, thể hiện ở sự
phong phú của các loại dàn nhạc và bài bản. (Vĩnh
Phúc - “Sự kế thừa và phát triển của Nhã nhạc
triều Nguyễn” –
http://vietsciences.org)
CHỨC
NĂNG MỘT SỐ BÀI BẢN TRONG TẾ LỄ TRIỀU ĐÌNH
- Tam luân cửu chuyển - Đại nhạc.
Tấu để cầu Quốc gia hưng thịnh Quốc thái
dân an.
- Ngũ đối thượng, ngũ đối hạ -
Tiểu nhạc. Tấu khi vua dâng hương Triệu
miếu, Thế Miếu...
- Đăng đàn đơn, Xàng xê, Phú lục,
Kèn chiến, Tẩu mã. Tấu trong khi vua
lạy trong các cuộc tế lễ của triều đình.
- Thoét - Đại nhạc. Dùng trong lễ
Thánh thọ, Vạn thọ khi chước tửu - dâng
rượu.
- Long ngâm - Tiểu nhạc. Khi vua
dâng hương
- Nam bằng - Đại nhạc. Trong tế
lễ Nam Giao khi xướng lễ Phân hiến.
Trong nhạc Tuồng khi hát Nam bằng.
- Nam Ai - Đại Nhạc. Sử dụng cho
nhạc Tuồng trong các cảnh phân ly,...trong
các cuộc khi có hoàng tộc qua đời...
- Thập thủ liên hoàn. 10 bản tàu.
Yến tiệc. tiếp đải quốc khách
- Bông, Mã vũ, Mang - Đại nhạc.
Lễ tế khi phân vị các bài nhạc được tấu
lên.
- Phú lục địch - Tiểu nhạc. Tấu
khi triều đình mừng vạn thọ.
- Du xuân - song tấu trống kèn.
Đại nhạc.(3 bài Mã vũ, Kèn bóp, Tẩu Mã.
Kết hợp này thường sử dụng cho nhạc
Tuồng).
- Phụng vũ.( đọc tấu sáo) Tiểu
nhạc. Múa Phụng vũ.
- Đăng Đàn cung. Đại nhạc. Tấu
khi vua xa giá hồi cung. |
|