Các vùng Văn hóa
   Vùng miền - Thể loại

* Dân ca Đồng bằng Bắc Bộ

* Hát Xoan và các loại khác

* Hát Quan họ

* Dân ca miền núi phía Bắc

* Dân ca các dân tộc Trường Sơn Tây Nguyên

* Dân ca Bắc Trung Bộ

* Dân ca Nam Trung Bộ

* Dân ca Nam Bộ

* Ca nhạc Tài tử

* Hò sông Mã

* Ví Dặm Dân ca Nghệ Tĩnh

* Dân ca Chăm

* Hát Sắc bùa Quảng Ngãi

*  Ca Trù - Hát Ả Đào

Tháng Tư 21, 2021

DÂN CA BẮC BỘ

HÁT VĂN

 

          Gắn với một số phức hợp tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, sau nhiều thế kỷ phát triển Hát văn (hoặc Hát chầu văn) đã xây dựng được nhiều kiểu gõ nhịp và một hệ thống làn điệu, bài bản phong phú với những quy ước về cách vận dụng cho từng hàng Thánh và từng loại Phủ.
           Bên cạnh ba hệ thống làn điệu của riêng mình Cờn, Dọc, Xá hát Văn còn du nạp nhiều bài bản, làn điệu từ các thể loại dân ca nhạc cổ khác.

           Nhịp điệu và bộ gõ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng này. Chúng tạo nên một không khí phấn hứng cao, góp phần người ngồi đồng có cảm giác thoát xác để nhập thân vào các vị Thánh, đồng thời kết hợp với yếu tố tâm linh chúng góp phần tạo nên một trạng thái tinh thần đặc biệt kiến người ta có thể thực thiện được những việc mà ở trạng thái bình thường khó có thể làm nổi.
           Hát văn cùng với tục hầu bóng tiêu biểu cho một loại hình sinh hoạt tính ngưỡng tồn tại ở nhiều tộc trong nước. Ngoài yếu tố tâm linh, sự hấp dẫn của phần ca nhạc xưa kia cũng đã từng khiến nhiều người say mê. ngày 01/06/2016,
di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại...

 Dân ca Dân nhạc Dân vũ các dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế
   

NEWS

TIN NHANH - TIN MỚI

 

Đầu trang

 

 

©  âm nhạc cổ truyền Việt Nam

 - Email: vinphuc@gmail.com -  Design by vinhphucnet

Free Web Hosting