Các vùng Văn hóa
   Vùng miền - Thể loại

* Dân ca Đồng bằng Bắc Bộ

* Hát Xoan và các loại khác

* Hát Quan họ

* Dân ca miền núi phía Bắc

* Dân ca các dân tộc Trường Sơn Tây Nguyên

* Dân ca Bắc Trung Bộ

* Dân ca Nam Trung Bộ

* Dân ca Nam Bộ

* Ca nhạc Tài tử

* Hò sông Mã

* Ví Dặm Dân ca Nghệ Tĩnh

* Dân ca Chăm

* Hát Sắc bùa Quảng Ngãi

*  Ca Trù - Hát Ả Đào

March 18, 2022

Nghiệm thu công trình Nghiên cứu khoa học cấp Bộ:

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CA HUẾ

         Tháng 3/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức đánh giá nghiệm thu cấp Bộ công trình nghiên cứu khoa học: “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ca Huế” do ThS. NGƯT. GVC Bùi Ngọc Phúc – Quyền Trưởng Khoa Kiến thức Âm nhạc, Cố vấn chuyên môn Viện Nghiên cứu Âm nhạc - làm chủ nhiệm đề tài và nhóm cộng tác viên tham gia.

Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học gồm: PGS. TS. NGƯT Lê Văn Toàn– Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam – Chủ tịch hội đồng và các thành viên hội đồng là các nhà nghiên cứu đầu ngành về Âm nhạc, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trong nước.

Khách mời dự, về phía cơ quan chủ quản có TS. Từ Mạnh Lương – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và một số chuyên viên của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Phía đơn vị chủ trì đề tài có TS. Nguyễn Việt Đức – Giám đốc Học viện Âm nhạc Huế.

Nghiệm thu gồm hai phần:

1. Buổi Thẩm định sản phẩm khoa học: Tài liệu Chuyên đề, Bài bản ký âm Phim phóng sự khoa học, website Ca Huế, CD, DVD, Tài liệu giảng dạy...

2. Buổi nghiệm thu báo cáo đề tài:

ThS. NGƯT. GVC Bùi Ngọc Phúc, trình bày ngắn gọn nội dung cơ bản của đề tài nghiên cứu và nêu những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật của ca Huế, các thành viên trong hội đồng lần lượt đưa ra ý kiến nhận xét.

Hội đồng ghi nhận đề tài “Bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật Ca Huế” của ThS. NGƯT. GVC Bùi Ngọc Phúc và nhóm cộng sự là công trình khoa học có ý nghĩa thiết thực. Đề tài được thực hiện đúng thời gian quy định, đúng thời điểm, mang tính thời sự, có tính khoa học cao, chặt chẽ và phương pháp tiếp cận vấn đề tốt. Đề tài đã huy động được một đội ngũ các nhà khoa học khá đông đảo và có uy tín tham gia nghiên cứu. Nhóm tác giả đã thực hiện đề tài một cách nghiêm túc, hoàn thành một khối lượng công việc khá lớn, với các sản phẩm chính gồm: 12 chuyên đề, 12 phụ lục, 01 website cahue.vn, phim tài liệu hình và tiếng giới thiệu về các nghệ nhân ca Huế - tái hiện lại một số không gian diễn xướng truyền thống của ca Huế xưa như trên sông Hương, tư thất thính phòng, nhà vườn... 

Hội đồng thống nhất nghiệm thu đề tài với loại Xuất sắc và đề nghị chủ nhiệm đề tài cùng nhóm cộng sự hoàn chỉnh nhằm sớm đưa kết quả vào phục vụ công tác đào tạo và phục vụ thiết thực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ca Huế. Tham khảo:  Biên bản nghiệm thu cấp Bộ      Bằng khen Bộ trưởng

 

                                                                                                       Theo Phòng QLKH, Học viện Âm nhạc Huế

        

Lê Khắc Thanh Hoài: Ông ngoại tôi,- một tay tài tử... thứ thiệt.
Vĩnh Phúc: Vấn đề bảo tồn nhã nhạc và phục hồi ban Nữ nhạc cung đình.
Vĩnh Phúc: Đàn Bầu của Việt Nam hay Trung Quốc
 
Chia tay nghệ nhân cuối cùng của nhã nhạc triều Nguyễn
Những người nuôi hồn nhã nhạc
Người giữ hồn nhã nhạc Huế
Triển lãm âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên
Nhà nghiên cứu, nhạc sĩ Trần Quang Hải
Cựu binh giữ nhạc cho làng
Dư âm Festival Cồng chiêng Quốc tế năm 2009

NEWS

 

 
Đầu trang

 

 

©  âm nhạc cổ truyền Việt Nam

 - Email: vinphuc@gmail.com -  Design by vinhphucnet

Free Web Hosting